PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 04/2019

 

Chào mừng kỉ niệm 44 năm ngày giải phóng Miền Nam 30/04/1975 - 30/04/2019 và chào mừng ngày Quốc tế Lao động 01/05/2019

 

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

Lịch sử Việt Nam có hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Với ý chí bất khuất, quật cường, ông cha ta đã viết lên những trang lịch sử hào hùng cho dân tộc, cho tổ quốc. Dòng lịch sử ấy đã tạo nên truyền thống tốt đẹp cho dân tộc ta, non sông ta, đất nước ta.

Bác Hồ đã từng nói:

          “ Dân ta phải biết sử ta

          Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc, ở mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm rạng rỡ them những bài học quý giá của quá khứ, biến chúng thành những nhân tố góp phần chiến thắng cho cuộc đấu tranh hiện tại và mở ra triển vọng tươi sáng cho tương lai. Và, ở đó chứa đựng một kho tàng kiến thức quý giá được vun đắp bởi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cũng như những kinh nghiệm sống  đã được trải nghiệm và chứng minh qua thực tiễn.

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng Miền Nam 30/4/1975 - 30/4/2019 và ngày Quốc tế Lao động 1/5/2019 thư viện nhà trường xin giới thiệu tới thầy cô cùng các em bộ sách “ kể chuyện Lịch sử Việt Nam”. Tác giả: Thạc sĩ Trương Ngọc Thơi biên soạn, bộ sách có độ dày 232 trang, khổ 17 x 24 cm do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2016.

Bộ sách gồm hai tập, Tập 1 có tên “ Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858” nội dung được chia làm 4 phần:

Phần 1 nói về sự kiện và nhân vật lịch sử Việt Nam thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước.

* Lược dẫn: Thời đại Hùng Vương là thời kỳ mở đầu dựng nước, mặc dù trình độ kinh tế, văn hóa và tổ chức xã hội còn ở mức sơ khai nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử đã tạo nên những truyền thống quý báu của dân tộc ta như: Cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất; đoàn kết, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Chính trong thời kỳ này đã xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam.  Đó cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp gắn kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất, đưa nước ta vượt qua muôn vàn thử thách để phát triển ngày một mạnh giàu.

Phần 2 nói về thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh chống phương Bắc.

* Lược dẫn: Năm 179 trước Công nguyên, nước Âu Lạc bị nước Nam Việt của Triệu Đà xâm lược và đô hộ mở đầu cho thời kỳ lịch sử đen tối, đau thương, đầy uất hận dài đằng đẵng hơn 1000 năm của dân tộc Việt.

Mặc dù bị cai trị, bóc lột hà khắc và tàn nhẫn nhưng nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục mà liên tục vùng lên đấu tranh nhằm giành lại độc lập tự chủ chống lại chính sách đồng hóa của Phương Bắc tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,  Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ…

Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kỳ đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỷ.

Phần 3 nói về thời kỳ bước đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập - tự chủ.

* Lược dẫn: Thời kỳ này các vương triều Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê đã bắt dầu biết dựa vào dân để sẵn sàng chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập.

Đất nước độc lập không lâu thì diễn ra loạn cát cứ ở địa phương. Đinh Bộ Lĩnh đã đứng ra dẹp loạn 12 sứ quân và lập ra nhà Đinh.  

Năm 981 Lê Hoàn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần một và giành thắng lợi.

Năm 1075-1077 Lý Thường Kiệt tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống lần hai và giữ được nền độc lập cho dân tộc.

Thế kỷ thứ XIII, quân dân Đại Việt dưới thời nhà Trần đã ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Với chiến thắng Bạch Đằng năm 1228 gắn liền với tên tuổi của vua tôi nhà Trần, đặc biệt là Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn.

Thế kỷ thứ XV, Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo nhân dân ta thực hiện cuộc đọ sức với quân Minh xâm lược. Kêt thúc 10 năm kháng chiến với chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

Thế kỷ thứ XVIII, phong trào nông dân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đánh tan các thế lực phong kiến Đàng trong của chúa Nguyễn và Đàng ngoài của vua Lê, chúa Trịnh. Đồng thời đánh bại quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

Xuân năm 1879 chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã đập tan quân Thanh kết thúc 17 năm liên tục chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn.

Phần 4 nói về thế thứ các triều đại Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Được chia làm 5 thời kỳ chính sau

1. Thời kỳ dựng nước

2. Thời kỳ Bắc thuộc và chống phương Bắc giành độc lập, tự chủ

3. Bước đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập, thống nhất (thế kỷ X)

4. Thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập, thống nhất (thế kỷ XI - XV)

5. Thời kỳ chia cắt của quốc gia phong kiến dân tộc (thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)

Kết thúc tập 1 của cuốn sách là nhận định về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858 và tóm lược những vị vua chúa giỏi nhất trong lịch sử thời kỳ này.

Tập 2 của bộ sách có tên “Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1975” nội dung chia làm 3 phần:

Phần 1: Thời kỳ từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX.

* Lược dẫn: Vào giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ thử thách lớn. Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta trong khi nước ta đang đặt dưới sự thống trị của triều Nguyễn với tình trạng sức nước, sức dân hao mòn.

Trong thời điểm triều đình nhà Nguyễn bất lực  trước họa xâm lăng của Pháp, những văn thân, sỹ phu hưởng ứng “chiếu Cần Vương” tự đứng lên chống Pháp. Phong trào kéo dài từ năm 1885-1896 thì thất bại. Cùng với đó, ở nước ta còn nổi lên phong trào nông dân Yên Thế  kéo dài từ năm 1884-1913 thì kết thúc.

Sự thất bại của các cuộc đấu tranh vũ trang cuối thế kỷ XIX đã kết thúc thời kỳ đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống xâm lược trong khuôn khổ phong kiến. Dù vậy, ngọn cờ đấu tranh chống Pháp của nhân dân ra vẫn tiếp tục bùng lên ở  các giai đoạn lịch sử sau này.

Phần 2: Thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945.

* Lược dẫn: Sau khi bình định xong nước ta về quân sự, thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa (1897-1914) và (1919-1929) đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sự thay đổi của phong trào yêu nước của nhân dân ta từ khuynh hướng tư sản sang lập trường vô sản. Đặc biệt là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) cùng với chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã có sự tác động rất lớn tới Việt Nam. Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, đầu năm 1941 Bác Hồ về nước và trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Cách mạng tháng 8/1945 giành thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị tập dượt trong 15 năm kể từ khi Đảng ra đời năm 1930. Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi đã giành được độc lập cho đất nước, đưa chính quyền về tay nhân dân.

Phần 3: Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975.

* Lược dẫn: Sau cách mạng tháng 8/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh hiểm trở.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cuộc kháng chiến của nhân dân ta lần lượt giành được những thắng lợi: Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp; chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đã đưa cuộc kháng chiến của ta giành thế chủ động trên chiến trường chính - Bắc Bộ; chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược, buộc Pháp phải ký kết hiệp định Giơ - ne - vơ về Đông Dương, kết thúc chiến tranh.

Sau khi Pháp thất bại, Mĩ thay chân Pháp vào Miền Nam Việt Nam. Đất nước ta tạm thời chia cắt hai miền. Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ cách mạng cho từng miền và nhiệm vụ chung cho cả nước là “kháng chiến chống Mĩ cứu nước”.

Ở miền Bắc thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu vừa sản xuất. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc, nhân dân miền Bắc luôn giành được thắng lợi, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tiếp tục làm hậu phương lớn cho miền Nam đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

Ở miền Nam tiến hành đấu tranh cách mạng, lần lượt đánh bại 4 chiến lược chiến tranh của Mĩ. Đến xuân năm 1975, tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 

Xuyên suốt trong nội dung hai tập sách ngoài những sự kiện lịch sử gắn liên với từng thời kỳ thì còn có những câu chuyện lịch sử kể về nhân vật tiêu biểu góp phần làm nên thắng lợi trong thời kỳ đó.

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh!

Có thể nói: Bộ sách kể chuyện lịch sử Việt Nam do tác giả Trương Ngọc Thới biên soạn sẽ đưa các thầy cô cùng các em học sinh đến gần hơn với lịch sử nước nhà từ đó giúp thầy cô cùng các em có hứng thú, tích cực tìm hiểu về Lịch sử Việt Nam. 

Bộ sách hiện có tại thư viện nhà trường. Rất mong các thầy cô và các em học sinh đón đọc tại thư viện. Cuốn sách mang ký hiệu xếp giá SDD - 00181 và SDD - 00182.    

 

      PHÓ HIỆU TRƯỞNG                                              THƯ VIỆN

 

 

      Bùi Minh Nguyên                                                  Hà Thị Phương Thảo


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hưởng ứng" tuần lễ học tập suốt đời năm 2023", từ ngày 02/10 đến 8/10/2023. Thư viện trường THCS Vạn Phúc trân trọng mời quý độc giả nhà trường đến thư viện để tìm cho mình những cuốn sách h ... Cập nhật lúc : 8 giờ 44 phút - Ngày 4 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 5/9/2023, trường THCS Vạn Phúc long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 48 phút - Ngày 12 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 29 tháng 5 năm 2022, trường THCS Vạn Phúc long trọng tổ chức lễ tổng kết năm học 2022-2023 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 30 phút - Ngày 31 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC TRUYỀN THÔNG VỀ CHĂM SÓC MẮT HỌC ĐƯỜNG MỞ RỘNG NĂM 2023 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 20 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC NĂM HỌC 2022 – 2023 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 34 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 8/3/2023, Hội nghị Đại hội Công Đoàn trường THCS Vạn Phúc nhiệm kỳ 2023-2028 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 06/3/2023, trường THCS Vạn Phúc tổ chức kỉ niệm chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 44 phút - Ngày 6 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Trường THCS Vạn Phúc tổ chức dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ xã Vạn Phúc nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 ... Cập nhật lúc : 17 giờ 52 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Ngày 19/11/2022, trường THCS Vạn Phúc long trọng tổ chức ngày lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 34 phút - Ngày 24 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Một mùa 20-11 nữa lại đến. Tháng 11 là tháng dành riêng cho các thầy cô với ngày lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Đây là dịp để toàn bộ học sinh trên khắp mọi miền tổ quốc dành sự tr ... Cập nhật lúc : 10 giờ 21 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
12345
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ năm học 2021-2022
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2021-2022
Giáo án Stem môn Công nghệ 6: Mô hình phòng ở ngăn lắp
Giáo án Stem môn Vật lý 9: Chế tạo mô hình quạt gió với động cơ đơn giản
Các mẫu biên bản kiểm tra nội bộ
Kế hoạch kiểm tra nội bộ tháng 10 năm 2020
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2020-2021
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021
Kế hoạch kiểm tra nội bộ tháng 5 năm 2020
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi học sinh đi học trở lại
Tuyên truyền tới PHHS về dạy học trực tuyến
Kế hoạch dạy học trực tuyến
Kế hoạch phòng chống dịch bệnh nCoV
Kế hoạch trực tết Nguyên Đán Canh Tý 2020
Kế hoạch kiểm tra nội bộ tháng 12 năm 2020
1234